Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc

Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc

Ngoài những kiến thức trên, để viết Content Storytelling cuốn hút thì còn cần dựa vào cách bạn dẫn dắt câu chuyện, sử dụng từ ngữ, câu cú,… nữa. Cái này chỉ có thể rèn luyện bằng cách chăm chỉ viết và đọc mỗi ngày thôi. Cùng Mylinh.az9s tìm hiểu thêm một số thông tin bài viết sau đây nhé!

Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc
Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc

1. Tại sao Content Storytelling cần thiết cho một fanpage?

Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc
Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc

Nếu là bạn, bạn sẽ ấn tượng với bài viết nào hơn trong số 2 bài này?

– Bài 1: Giới thiệu về sản phẩm bánh trung thu (nguyên liệu, hương vị, thiết kế bao bì,..)

– Bài 2: Gắn sản phẩm với câu chuyện trung thu xưa và nay (Ngày xưa: trung thu phá cỗ, rước đèn, ăn bánh trung thu cùng gia đình,… >< Ngày nay: bận rộn quên ngày trung thu, trung thu qua màn ảnh tivi,…)

Cả 2 bài này đều hướng đến mục đích là giới thiệu sản phẩm, nhưng câu chuyện của bài thứ 2 sẽ gợi được cảm xúc cho người đọc hơn (sự hoài niệm, lắng đọng, cảm động,…). Và chính cảm xúc ấy khiến khán hàng phải thả tym, comment, share bài hay thậm chí ra quyết định mua hàng ngay.

2. Tìm nguồn ý tưởng Content Storytelling ở đâu?

Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc
Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc

Với mỗi sản phẩm và chân dung khách hàng khác nhau, bạn sẽ có những nguồn tìm ý tưởng Content Storytelling khác nhau. Đây là một số nguồn ý tưởng chính của mình, bạn tham khảo nhé:

– Đối thủ cạnh tranh: tham khảo mẩu chuyện của họ, nhặt ra keyword chính và biên tập lại theo sản phẩm của mình là xong.

– Khách hàng: phân tích insight và chân dung của họ (thách thức, mong muốn, mục tiêu,…) => sáng tạo ra câu chuyện đá.n.h vào vấn đề họ gặp phải và đưa ra hướng giải quyết nhờ sản phẩm của mình

– Các group, cộng đồng liên quan đến ngành: Đọc các câu chuyện trong đó (cả bài viết và com.me.nt) => xác định vấn đề của khách hàng là gì? => sản phẩm mình có giải quyết được không? => nếu có thì kể lại câu chuyện đó và gắn sản phẩm của mình vào

Ví dụ: Với sản phẩm kem trị rạn da chẳng hạn, bạn vào các group Mẹ bầu thấy có rất nhiều câu chuyện mẹ bầu tự ti bụ.ng bị rạn, nhạy cảm, tâm trạng xấu ảnh hưởng đến con,… => Kể câu chuyện mẹ bầu tự chăm sóc bản thân thế nào (kèm thông điệp: yêu bản thân cũng là yêu con)

– Các TVC quảng cáo của các thương hiệu lớn (Neptune, Bitis Hunter, Kinh Đô, Omo,…)

– Brand Storytelling (Câu chuyện thương hiệu) như Lịch sử phát triển doanh nghiệp, Câu chuyện khởi nghiệp, Sứ mệnh,… Thông tin này trên website của các brand có đầy đủ, chi tiết cho mọi người tham khảo nhé.

– Từ cuộc sống thực tế: nguồn này sẽ tùy thuộc vào trải nghiệm của mỗi người, nhưng sẽ là nguồn gợi được nhiều cảm xúc cho khán giả nhất (vì chính bạn đã là người trải qua)

3. cốt truyện Content Storytelling cơ bản

Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc
Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc
Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc
Kinh nghiệm viết content storytelling để chinh phục cảm xúc người đọc

Đây là phần kiến thức mình học được từ anh Leo Minh. Bạn có thể tìm đọc bài chia sẻ về Content Storytelling của anh Minh trong group Tâm sự con Sen nhé!

3. 1 Cốt truyện từ tồi tệ đến thành công

Cấu trúc của cốt truyện này:

– Phần mở: Quá khứ đã tệ thế nào? (học dốt, thất nghiệp, da xấu,…) Chịu những đau đớn nào? (trượt đại học, người yêu bỏ, không có tiền,…)

– Phần thân: Giải pháp xuất hiện (1 người giúp đỡ, 1 sự kiện, 1 khóa học, 1 bí kíp,..), Ảnh hưởng đến nhân vật thế nào? (tìm ra chân lý cuộc sống, phương pháp học,…)

– Phần kết: Hiện tại thay đổi ra sao?

Ví dụ:

– Phần mở: Ngày xưa, tôi thừa cân, bị bodyshaming, mang cảm giác tự ti khi tới chỗ đông người, luôn cảm giác người khác dò xét mình.

– Phần thân: Tôi gặp được chị A (cô giáo của lớp Yoga) => Chị A giúp tôi trút bỏ nỗi mặc cảm bằng việc luôn lắng nghe, hướng dẫn cách tập luyện, ăn uống, phối đồ,… => Tôi yêu cơ thể đầy đặn của mình, cố gắng tập luyện, ăn uống healthy để khỏe chứ không phải vì ánh mắt người khác,…

– Phần kết: Hiện tại tôi tự tin, nhiều năng lượng, truyền sự lạc quan tới những người cũng từng như tôi

3. 2 Cốt truyện vượt qua quái vật

Cấu trúc của cốt truyện này:

– Phần mở: Một nỗi sợ trong quá khứ (không dám nói trước đám đông, không biết làm việc gì đó, sợ ma, sợ bị ghét,…)

– Phần thân: Vượt qua nỗi sợ ấy (một sự kiện ABC xảy ra bất ngờ => đẩy nhân vật vào tình thế bắt buộc phải làm việc mình sợ => nhân vật thay đổi)

– Phần kết: Hiện tại nhận được thành quả gì khi đã vượt qua nỗi sợ

Ví dụ:

– Phần mở: Nỗi sợ nói tiếng Anh

– Phần thân: Đi làm sales, gặp khách hàng nước ngoài => bắt buộc phải nói tiếng Anh, nhưng lúng túng => mất hợp đồng vào tay đối thủ => sếp la, sếp đuổi việc => quyết tâm nói tiếng Anh như gió để dằn mặt sếp (gắn với sản phẩm khóa tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm)

– Phần kết: Tự tin giao tiếp, chốt được nhiều hợp đồng khủng với đối tác nước ngoài

3. 3  Cốt truyện hành trình của người hùng

Cấu trúc của cốt truyện này:

– Phần mở: Sự kiện dẫn đến sự biến đổi của nhân vật (cuộc sống bình thường => một sự kiện khủng khiếp diễn ra => ý tưởng biến đổi xuất hiện => nhân vật bắt đầu biến đổi)

– Phần thân: Hành trình biến đổi (khó khăn đầu tiên => giải quyết với sự bỡ ngỡ; khó khăn tiếp theo => giải quyết khi có kinh nghiệm; khó khăn kinh khủng nhất => thất bại => đứng dậy từ thất bại => thành công)

– Phần kết: Thành tựu sau hành trình (startup thành công, sản phẩm được đón nhận,…)

3.4 Cốt truyện chinh phục

Cấu trúc của cốt truyện này:

– Phần mở: Mục tiêu xuất hiện

– Phần thân: Hành trình chinh phục mục tiêu (gặp trở ngại, khó khăn, mâu thuẫn,…)

– Phần kết: Hoàn thành hành trình, nhận được phần thưởng xứng đáng

3.5 Cốt truyện hoài niệm về kỉ niệm

Cấu trúc của cốt truyện này:

– Phần mở: Sự kiến dẫn đến việc hoài niệm về kỉ niệm (xem lại ảnh cũ, ăn lại món ăn quen, gặp người yêu cũ, thấy bạn hình ảnh mình từ bạn thực tập sinh mới,…)

– Phần thân: Miêu tả các sự vật, sự việc, tình tiết gay cấn, hấp dẫn về kỷ niệm ấy

– Phần kết: Đưa ra chân lý, bài học cuộc sống của bản thân

Ví dụ:

– Phần mở: Tôi được giao nhiệm vụ hướng dẫn bạn intern mới vào công ty. Bạn này tiếp thu nhanh, nhưng lại hơi tự tin quá, hiếu thắng, nên khiến đồng nghiệp khó chịu => giống nhân vật “tôi” 5 năm trước, nhớ về kỷ niệm với người mentor hồi đó

– Phần thân: Kỉ niệm với người mentor đó (dẫn dắt, dạy bảo cái gì, xung đột, mâu thuẫn ra sao,…)

– Phần kết: Rút ra bài học về tâm lý con người, bài học quản trị

Ngoài những kiến thức trên, để viết Content Storytelling cuốn hút thì còn cần dựa vào cách bạn dẫn dắt câu chuyện, sử dụng từ ngữ, câu cú,… nữa. Cái này chỉ có thể rèn luyện bằng cách chăm chỉ viết và đọc mỗi ngày thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *